Thị trường phân phối và bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Nhiều doanh nghiệp phải đau đầu vì không biết nên lựa chọn và xây dựng chiến lược phân phối dược phẩm như thế nào để tối ưu hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới đây của PharMarketing giải pháp marketing y dược chuyên sâu để tìm lời giải cho vấn đề trên.
Mục Lục
Tăng cường đẩy mạnh hệ thống phân phối thuốc
Hiện nay, hầu hết các công ty Dược đều bị phụ thuộc vào các hệ thống phân phối, bán buôn như: Nhà thuốc, cửa hàng thực phẩm chức năng, siêu thị thuốc,… Vì vậy, nếu như xuất hiện vấn đề trục trặc, quá trình mua bán sẽ bị ảnh hưởng hoặc bị gián đoạn.
Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược thúc đẩy và thay đổi hệ thống phân phối thuốc để các vấn đề rủi ro không có cơ hội tác động đến quá trình kinh doanh Dược phẩm.
Quan tâm tới trải nghiệm của người dùng cuối
Mặc dù khách hàng Dược thường bị động và phụ thuộc hoàn toàn vào các Bác sĩ hoặc Dược sĩ. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay lại ở thế chủ động trong việc tiếp cận và tìm hiểu về các loại Dược phẩm nhờ vào Internet. Đây chính là lúc doanh nghiệp cần quan tâm đến trải nghiệm người dùng cuối để tạo ra sự khác biệt cho nhãn hàng như:
- Xây dựng nội dung hữu ích và giá trị cho khách hàng
- Bổ sung thông tin sản phẩm trên các nền tảng để tiếp cận khách hàng nhanh hơn
- Sử dụng phương tiện truyền thông để liên kết với khách hàng
Thay đổi tư duy quản lý hệ thống phân phối
Mặc dù cuộc cách mạng công nghệ số đã diễn ra từ rất lâu, nhưng các công ty Dược hiện nay vẫn đi theo lối mòn quản lý xưa cũ như 3.0 thậm chí là 2.0. Đây là điều đáng báo động, bởi việc quản lý kênh phân phối không tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiếp thị.
Do đó, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy quản lý để hiện đại hóa hệ thống bán hàng. Cụ thể như sau:
- Tích hợp công nghệ bán hàng trên điện thoại, máy tính bảng, laptop,… cho người giám sát và trình dược viên,… để họ chăm sóc khách hàng, theo dõi chi tiêu, tăng đơn hàng,…
- Tự động và công nghệ hóa trình đặt hàng, kiểm kê, quản lý kho và trưng bày sản phẩm.
- Liên kết dữ liệu với nhà quản lý để họ có thể theo dõi, nắm bắt và giảm thiểu độ trễ cho từng đơn hàng.
- Doanh nghiệp cần giám sát tất cả các hoạt động của Dược viên tại kênh phân phối để tránh tình trạng nhân viên bỏ việc, đi làm không đều đặn,…
- Kết nối toàn bộ dữ liệu kinh doanh với laptop cá nhân để quản lý, kiểm tra và xử lý các vấn đề tồn đọng nhanh chóng hơn.
Mở rộng kênh OTC
OTC (bán hàng trực tiếp tại nhà thuốc) là kênh phân phối có tốc độ phát triển nhanh và có thể giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng. Do đó, việc mở rộng kênh bán hàng OTC xuống các thị xã, huyện, thôn, xóm,… sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp gia tăng độ phủ và có cơ hội tiếp xúc với nhiều người dùng hơn.
Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối với dược sĩ
Đối với ngành Dược, khách hàng chỉ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ khi có đủ niềm tin. Và họ thường trao gửi điều này lên các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế,… Như vậy, đội ngũ trình Dược viên chính là mắt xích phân phối quan trọng nhất của ngành Dược. Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kiến thức và chuyên môn cho đội ngũ trình Dược viên để nâng cao chiến lược phân phối.
Phát triển App, Website thương mại điện tử
Ứng dụng công nghệ vào chiến lược phân phối dược phẩm là giải pháp tối ưu nhất mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Trong đó, phát triển App và xây dựng website là 2 cách bán hàng hiệu quả nhất:
- Xây dựng App: Xây dựng các app tiêu dùng cung cấp thông tin về thành phần, xuất xứ, công dụng, giá thành,… của sản phẩm hoặc dịch vụ. Tối ưu thêm giải pháp tìm kiếm địa chỉ chữa bệnh, đặt lịch khám, báo thức uống thuốc,…
- Website thương mại điện tử: Xây dựng website cung cấp thông tin về sản phẩm, so sánh giá, review công dụng, khiếu nại, tư vấn bệnh lý,…
Trên đây là 6 chiến lược phân phối dược phẩm tốt nhất mà PharMarketing muốn gợi ý đến quý doanh nghiệp. Hy vọng rằng, những thông tin ở phía trên sẽ giúp công ty Dược vững vàng hơn trong việc quản lý để tối ưu doanh số bán hàng của các kênh phân phối.
Nguồn: https://pharmarketing.vn