Tin Tức

Cách hủy hóa đơn theo thông tư 78 trên Misa

Cách hủy hóa đơn theo thông tư 78 trên Misa là từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay. Mới đây thông tư 78 và nghị định 123 đã có những quy định mới về việc đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử. Bạn vẫn đang phân vân, thắc mắc việc hủy hóa đơn theo thông tư mới sẽ có gì khác biệt và được thực hiện như thế nào. Bài viết dưới đây của Techz24h.com sẽ giúp người nộp thuế hiểu rõ về nghị định mới và cách hủy hóa đơn thành công.

Hủy hóa đơn là gì?

Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP, một số các quy định chi tiết về hủy và tiêu hủy hóa đơn đã được thay đổi và bổ sung. Chưa theo thông tư tại khoản 10 điều ba của nghị định 123, việc hủy hóa đơn chứng từ là làm cho hóa đơn, chứng từ mất giá trị sử dụng.

Nếu bạn là người mới, bạn cần phải phân biệt rõ khái niệm giữa tiêu hủy hóa đơn và hủy hóa đơn. Theo nghị định khoản 11 điều ba, việc tiêu hủy hóa đơn chứng từ điện tử là một biện pháp khiến hóa đơn, chứng từ điện tử không còn rà soát được trên hệ thống thông tin điện tử, tức là không thể tham chiếu các thông tin có trong hóa đơn đã bị tiêu hủy.

Như vậy hủy hóa đơn và tiêu hủy hóa đơn chính là hai nghiệp vụ khác nhau, cho ra hai kết quả khác nhau. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách hủy hóa đơn đã xuất, tức là hóa đơn đã có mã của cơ quan thuế.

Quy định về việc hủy hóa đơn theo thông tư 78, nghị định 123:

Dựa trên quy định tại nghị định 123, Người nộp thuế cần phải thực hiện hủy hóa đơn trong 2 trường hợp:

Sau khi người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử dựa trên thông tư 78, bắt đầu từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, bắt buộc phải ngừng sử dụng hoá đơn theo quy định cũ, đồng thời thực hiện hủy hóa đơn theo quy định. 

Trường hợp người nộp thuế đã thực hiện việc xuất hóa đơn và gửi đến cơ quan thuế, sau đó phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót. Người nộp thuế có thể hủy hóa đơn điện tử theo quy định sau: 

  • “Với hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế, nếu chưa gửi cho người mua. Khi phát hiện sai sót, người bán cần thực hiện hủy hóa đơn đã xuất trên phần mềm hóa đơn điện tử và thông báo với cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. 
  • Sau khi đã hoàn thành, người nộp thuế lập hóa đơn điện tử mới, ký số và tiến hành gửi cơ quan thuế. Lúc này cơ quan thuế sẽ cấp mã hóa đơn thay thế để người bán có thể gửi cho người mua. Nếu các hóa đơn trước đó đã được gửi lên cơ quan thuế, cơ quan thuế sẽ hủy trên hệ thống sau khi nhận được thông báo của người nộp thuế.”

Cách hủy hóa đơn theo thông tư 78 trên Misa tùy theo trường hợp

Mỗi trường hợp sai sót đều có những cách để có thể xử lý khác nhau. Một số trường hợp cụ thể sau đây sẽ hỗ trợ người bán hủy hóa đơn theo thông tư 87 một cách cụ thể nhất.

Hóa đơn được cấp mã nhưng chưa gửi cho người mua hàng

Trong trường hợp hóa đơn đã được cấp mã mà chưa thực hiện gửi cho người mua hàng được xử lý cụ thể như sau:

Bước 1: Cần phải thực hiện thống báo đến cơ quan thuế theo MS04/SS-HĐĐT về vấn đề hủy HĐĐT.

Bước 2: Thực hiện lập HĐĐT mới và gửi lại cho cơ quan thế để xin lệnh cấp mã mới và cơ quan thuế sẽ hỗ trợ hủy hóa đơn đã cấp trước đó trên hệ thống.

Bước 3: Thực hiện gửi hóa đơn cho người mua đúng và chính xác.

Hóa đơn đã gửi cho người mua nhưng sai thông tin như tên, địa chỉ, …

Ở trường hợp này, nếu hóa đơn đã được gửi cho người mua và có sai sót trong hóa đơn. Tuy là là thông tin không quan trọng nhưng vẫn thực hiện xử lý như sau:

Bước 1: Thực hiện thông báo tới người mua về việc hóa đơn có những vấn đề sai sót

Bước 2: Thực hiện báo cho cơ quan thuế theo MS04/SS-HĐĐT về vấn đề sai sót thông tin.

Bước 3: Không cần thực hiện lập lại HĐĐT mới.

Bước 4: Thực hiện gửi cho người mua kèm theo kết quả đã thông báo cho cơ thuế về vấn đề đã sai sót 

Hóa đơn đã gửi cho người mua gặp sai sót quan trọng trong thông tin như mã số thuế, số tiền, hàng hóa, …

Trong trường hợp hóa đơn đã gửi cho người mua và gặp về vấn đề sai sót nghiêm trọng và quan trọng như mã số thuế, số tiền, hàng hóa, … Người xuất hóa đơn cần xử lý cụ thể bằng cách thực hiện lập lại hóa đơn thay thế hoặc lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Cụ thể như sau:

Bước 1: Thực hiện lập biên bản ghi rõ vấn đề sai sót có mặt người mua và người bán.

Bước 2: Thực hiện báo cho cơ quan thuế theo MS04/SS-HĐĐT về vấn đề sai sót thông tin. Đồng thời cơ quan thuế sẽ hủy hóa đơn đã cấp mã lần trước đó trên hệ thống.

Bước 3: Thực hiện lập lại hóa đơn thay thế hoặc lập hóa đơn điều chỉnh sai sót

Bước 4: Thực hiện gửi lại hóa đơn đã sửa đúng cho người mua.

Thực hiện thao tác hủy trên phần mềm Misa

Sau khi đã hiểu về nghỉ định và quy định để hủy hóa đơn theo thông tư 78 trên Misa. Bạn có thể hủy hóa đơn thông qua phần mềm Misa, thực hiện lần lượt các bước như sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào phần “Quản lý phát hành hóa đơn\tab Hủy hóa đơn”, sau đó bấm chọn chức năng “Thêm”. Sau đó bấm vào mục Xử lý hóa đơn, chọn tiếp dòng Xóa bỏ hóa đơn.

Bước 2: Nhấn vào mục Lập biên bản hủy hóa đơn và chọn vào hóa đơn cần lập biên bản hủy và nhấn Đồng ý.

Bước 3: Bạn tiến hành Điền đầy đủ các thông tin về kết quả hủy hóa đơn như: ngày thông báo, số thông báo, lý do, phương pháp hủy, cơ quan thuế, quản lý,Sau đó bạn nhấn vào biểu tượng… để đính kèm quyết định hủy hóa đơn. Sau đó bạn nhấn vào biểu tượng để đính kèm quyết định hủy hóa đơn. 

Bước 3: Bạn tiếp tục khai báo thông tin chi tiết về hóa đơn đã bị hủy ở mục “Bảng kê hóa đơn cần hủy”.

Bước 4: Cuối cùng bạn chọn vào phần “in” trên thanh công cụ để thực hiện in kết quả hủy hóa đơn và nộp cho cơ quan thuế. Sau khi nộp lên cơ quan thuế, cơ quan sẽ tiến hành xác minh trên hệ thống và hủy hóa đơn.

Lưu ý:

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng sau khi bạn đã nộp biên bản hủy hóa đơn lên cơ quan thuế:

  • Dựa theo quy định hiện hành của cơ quan thuế, nếu như bạn đã thông báo hủy hóa đơn thì xe bị cấm phát hành các số hóa đơn ở trước số hủy sau ngày hủy hóa đơn.
  • Chi nhánh nào của doanh nghiệp thực hiện thông báo phát hành hóa đơn, thì được phép lập thông báo hủy hóa đơn ở chi nhánh đó.
  • Nếu như chi nhánh của doanh nghiệp không phát hành thông báo sử dụng hóa đơn mà chung chung hóa đơn cho tổng công ty phát hành, thì tổng công ty mới có thể gặp thông báo hủy hóa đơn đến các chi nhánh.
  • Nếu như biên bản hủy đã được in và nộp cho cơ quan thuế thì phần mềm hệ thống sẽ không cấp số hóa đơn cho những số đã bị hủy.

Việc hủy hóa đơn phải trải qua nhiều công đoạn và phù hợp với luật hiện hành ở Việt Nam. Người nộp thuế cần phải hiểu rõ vấn đề hủy hóa đơn và những sự cố phát sinh để chủ động hơn trong việc điều hành doanh nghiệp của mình. Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về cách hủy hóa đơn theo thông tư 78 trên Misa, chúc bạn thực hiện thành công.

Xem thêm

Sửa lỗi không đăng nhập vào được Telegram trên iPhone

Top 9 App Tìm Phòng Trọ ở Hà Nội Mới Nhất

Tặng Acc Blox Fruit có Yoru

Top 9 Trang web giải bài tập Hoá Online chính xác nhất

Post Comment